Hiện nay, món lẩu đã trở nên rất phổ biến và quen thuộc với mỗi người Việt. Có thể kể đến như: lẩu hải sản, lẩu bò, lẩu dê, lẩu gà, … Trong đó, lẩu dê rất được yêu thích, đặc biệt là “cánh mày râu”. Nhận thấy điều này, nhiều người đã tìm hiểu cách “mở quán lẩu dê” để thu hút thực khách. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những kinh nghiệm mở quán lẩu dê thành công.
Khảo sát thị trường
Đây là bước quan trọng, bạn phải thực hiện đầu tiên trước khi bắt tay mở quán lẩu dê để kinh doanh. Việc tìm hiểu thị trường giúp bạn nắm bắt được nhu cầu thực tế của khách hàng với ngành hàng định bán. Tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh hiện có. Từ đó, sáng tạo ra khác biệt thu hút khách, đồng thời học hỏi những kinh nghiệm của họ.
Tiếp theo, bạn cần phân chia ra rõ ràng các tập khách hàng và chọn ra khách hàng trọng điểm để phục vụ. Nhóm khách hàng mục tiêu này, sau sẽ quyết định đến việc chọn mặt bằng, giá bán. Cũng như cách thức phục vụ. Ví dụ, với món lẩu dê, thông thường, đối tượng khách hàng sẽ là “đấng mày râu”. Chính vì vậy, bạn cần hướng đến thị trường các khu vực gần văn phòng, công ty, sân bóng, khu thể thao, … Có thể nói, đây chính là tiền đề, cơ sở để bạn xây dựng các chiến thuật, kế hoạch kinh doanh.
Nguồn vốn mở quán lẩu
Nếu khảo sát thị trường giúp bạn hình thành ý tưởng kinh doanh thì vốn lại là điều kiện tiên quyết để “khởi động” mô hình. Câu hỏi đặt ra là: Mở quán lẩu dê cần những gì? Phải chi bao nhiêu và phân bổ nguồn vốn như thế nào? Chúng tôi sẽ cụ thể hóa câu trả lời ngay trong phần dưới đây.
Chi phí thuê mặt bằng
Đầu tiên là chính là chi phí thuê mặt bằng. Những người kinh doanh thường thuê chứ không mua để tối ưu chi phí và tăng tính linh hoạt. Các quán lẩu thường yêu cầu mặt bằng khá rộng, từ 30m2 trở lên. Phải đủ kê 10 bộ bàn ghế. Thậm chí, các quán lẩu gia đình còn từ 70m2 trở lên.
Chi phí thuê địa điểm cũng phụ thuộc vào vị trí bạn chọn: tỉnh/thành phố lớn hay nhỏ, địa điểm đông hay vắng. Và tất nhiên, địa điểm vắng người, tỉnh lẻ giá sẽ rẻ hơn. Tại các thành phố, phí từ 7 – 8 triệu/tháng trở lên. Nếu tính cả tiền cọc, bạn cần phải chuẩn bị khoảng 15 – 30 triệu cho khoản này.
Các khoản chi khác
Bên cạnh đó, bạn cũng phải chuẩn bị thêm các chi phí khác, dự tính theo bảng sau.
Danh mục | Chi phí dự tính |
Sửa chữa, bài trí lại không gian quán | 30 – 50 triệu |
Bàn ghế, thiết bị, dụng cụ nấu ăn | 35 – 40 triệu |
Làm thực đơn, biển hiệu | 7 triệu |
Mua nguyên liệu/ngày | 3 – 5 triệu/ngày |
Dự trù phát sinh | 5 triệu |
Như vậy, tổng cộng số vốn trung bình để có để mở quán lẩu dê tại tỉnh lẻ là từ 80 triệu, còn tại thành phố là trên 100 triệu. Ngoài ra, nếu bạn có ý định kết hợp cả món nướng thì chi phí sẽ độn lên thêm 10 – 20 triệu. Do tính cả tiền mua các loại vỉ, bếp nướng và nguyên – vật nguyên.
Công thức làm nước lẩu dê ngon
Thông thường, tâm lý chung của khách hàng khi đi ăn ở các quán đều mong muốn nồi lẩu dê ngon. Có thể không cần phải quá nhiều nhưng phải đảm bảo chất lượng.
Chất lượng của món lẩu dê chính là yếu tố quyết định quán của bạn có đông khách hay không. Lưu ý, tuyệt đối không để món ăn thực tế khác xa so với quảng cáo. Như vậy, rất dễ mất khách.
Để có thể nấu được món lẩu dê thơm ngon, hấp dẫn. Người đầu bếp phải có bí quyết riêng. Nắm vững các kỹ thuật, từ kỹ năng chọn thịt dê cho đến phương pháp sơ chế, khử mùi hôi dê. Mặt khác, bí quyết nấu nước cũng cực kỳ quan trọng. Phải đảm bảo nước đậm đà, lôi cuốn bằng vị ngọt tự nhiên của xương và rau củ. Hơn nữa, còn cần thêm kỹ năng ướp, trang trí món ăn, bảo quản nguyên liệu, …
Chọn mặt bằng mở quán lẩu phù hợp
Dù là mở quán lẩu dê quy mô lớn hay nhỏ, nhưng nhất định bạn nên lựa chọn địa điểm mở quán phù hợp. Đặc biệt, ưu tiên những khu vực có nhiều người qua lại, nhất là các địa điểm dân cư, văn phòng, … có nhu cầu ăn uống cao. Nếu quán đặt tại các khu vực lợi thế này, sẽ góp phần tăng lượng khách hàng ghé thăm.
Bên cạnh đó, việc xác định chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu cũng rất quan trọng. Bởi với món lẩu dê đặc sản, không phải ai cũng đều thích và thường xuyên đi ăn. Bạn có thể dựa vào những thông tin khi khảo sát thị trường để làm căn cứ quyết định nơi thuê mặt bằng, địa điểm đặt quán. Phải đặt tại nơi có nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng, mới có thể kinh doanh thành công được.
Lên menu thực đơn hấp dẫn
Mục tiêu kinh doanh chính là món lẩu dê. Tuy nhiên, bạn cũng nên mở rộng đa dạng menu để phục vụ nhiều khách hàng. Điều này sẽ làm thu hút cả những người không thích lẩu dê đến ăn.
Lẩu dê là một món ăn đặc trưng, có thể gọi là đặc sản. Khách hàng thường đến đây với mục đích thưởng thức hoặc gặp gỡ bạn bè, người thân, đồng nghiệp. Vì vậy, khi xây dựng thực đơn, bạn nên bổ sung bằng những món có liên quan. Có thể kể đến như: dê xào, dê hấp, lẩu thập cẩm các loại, … Ngoài ra, việc đặt tên cho những món ăn cũng cần suy nghĩ, sáng tạo. Vì trước khi quyết định gọi món, thực khách thường bị ảnh hưởng bởi tên gọi của chúng. Với những tên gọi độc, lạ, hay sẽ có xu hướng được “order” nhiều hơn.
Trang trí không gian quán
Đối với những quán lẩu dê, chủ cửa hàng nên đảm bảo luôn thoáng mát, sạch sẽ. Đem đến cho khách hàng cảm giác thoải mái nhất khi trải nghiệm món ăn. Có thể bài trí không gian mang phong cách truyền thống, dân dã để gần gũi hơn với món thịt dê.
Bên cạnh đó, bạn cần trang bị đầy đủ hệ thống đèn chiếu sáng, quạt mát, bàn ghế. Cùng với bát, đũa, chén, khăn giấy, menu, … Tất cả phải được phục vụ đầy đủ, tiện nghi nhất có thể.
Nhân sự để mở quán lẩu dê
Khi mở quán lẩu dê, bạn chắc chắn phải có đội ngũ nhân sự nhất định. Nếu là quán gia đình, những người thân có thể trực tiếp làm. Tuy nhiên, vẫn phải đầy đủ các vị trí thực hiện các công việc:
- Nhân viên nấu bếp (thợ chính, phụ)
- Tạp vụ, bồi bàn
- Thu ngân
- Bảo vệ trông giữ xe cho khách
- Nhân viên vệ sinh
Không chỉ cần có đủ số lượng nhân sự. Mà để kinh doanh thành công, các nhân viên cần phải làm tốt vai trò của mình. Đặc biệt cần chú trọng về thái độ, cách thức phục vụ. Nhiều khách hàng chỉ vì hài lòng với chất lượng dịch vụ mà trung thành rất lâu. Đặc biệt, các nhân viên tạp vụ được ví như gương mặt đại diện cho quán. Do vậy, họ phải luôn thể hiện sự thân thiện, dễ gần và tôn trọng các thực khách. Có như vậy, khách hàng mới đánh giá cao.
Sau khi tuyển dụng, bạn có thể mở lớp đào tạo, huấn luyện cho nhân viên. Đảm bảo tính đồng nhất, thấu hiểu các quy tắc ứng xử chung. Thậm chí có thể phát triển thành văn hóa riêng của cửa hàng, quán ăn.
Bán thêm đồ uống đi kèm
Bên cạnh chất lượng món lẩu dê ngon, thì đồ uống kèm cũng rất quan trọng. Do thịt dê được coi là một trong những món “nhậu”. Vì vậy thức uống chủ yếu phục vụ là bia. Ngoài ra, cũng cần có thêm các loại nước ngọt, nước tinh khiết để đáp ứng đa dạng nhu cầu thực khách. Đặc biệt, nên chọn loại đồ uống an toàn, phù hợp với địa phương và sở thích khách hàng.
Lưu ý: Không nên nhập quá nhiều đồ uống dẫn đến ứ đọng. Hoặc nên có hợp đồng với doanh nghiệp, cửa hàng cung cấp rượu, bia, nước giải khát. Có thể đóng vai trò như trung gian và lấy phần trăm hoa hồng. Như vậy, bạn vừa giảm được một phần tiền vốn, vừa không lo hàng tồn quá nhiều.
Lên kế hoạch marketing quảng bá
Khi mới mở quán lẩu dê, chưa được nhiều người biết đến. Vì vậy, bạn cần tập trung 1 phần chi phí vào khâu quảng bá. Việc này góp phần mở rộng, làm nhiều người biết đến quán. Từ đó, có thể dẫn đến quyết định ăn thử.
Bạn cần ghi nhớ rằng, những món ăn dù có ngon đến đâu nhưng không ai biết đến thì cũng thất bại mà thôi. Nên trong khi lập kế hoạch kinh doanh, mục marketing cần được lập riêng, chú trọng. Kế hoạch marketing có thể chia nhỏ theo từng giai đoạn, tương ứng với mức kinh phí. Tại giai đoạn đầu, chi phí marketing có lẽ sẽ chiếm nhiều, lên tới 25% vốn. Nhưng tất cả sẽ được bù đắp khi đã xây dựng được thương hiệu.
Tạo website, fanpage bán hàng
Ngoài những công cụ truyền thông, quảng bá truyền thống như băng rôn, biển hiệu, tờ rơi, … Bạn nên tận dụng những công cụ hiện đại, đem lại hiệu quả cao như: Facebook, website. Theo thông kê cho thấy, 70% dân số Việt Nam sử dụng và bị ảnh hưởng bởi mạng xã hội, đặc biệt là facebook. Vì vậy, việc tạo ra một fanpage bán hàng tại đây sẽ cực kỳ hiệu quả. Thậm chí còn không tốn nhiều chi phí. Đồng thời cũng nên xây dựng, phát triển 1 website riêng. Thông qua đó, bạn có thể thông báo đến khách hàng những chương trình khuyến mãi, món ăn mới, … Thu hút, gây tò mò cho họ rất tự nhiên.
Với những kinh nghiệm mở quán lẩu dê hữu ích này, hy vọng đã giúp bạn tự tin hơn để kinh doanh thành công, hiệu quả.