Vậy là chúng ta đã cùng nhau đi qua một năm đầy sóng gió nữa liên quan đến Cô Vy. Tết đến Xuân sang ăn gì cho đỡ ngán đây? Ngày Tết ăn gì khiến cho nhiều người phải đau đầu suy nghĩ. Đó cũng là lúc bạn nên lên mạng và tìm kiếm những món ngon, những công thức chế biến món ăn ngày Tết.
Bài viết này của Máy vặt lông gà Nguyên Khôi sẽ giúp bạn tổng hợp những món ăn ngày Tết ngon và ý nghĩa và có thể dễ dàng tìm kiếm “chân ái” trong ẩm thực Tết Nhâm Dần 2022. Không chỉ có sự thịnh soạn, sung túc, sum vầy mà còn khiến bạn cảm thấy mới mẻ với những mâm cỗ ngày Tết không phải ngán ngẩm than vãn “năm nào cũng ăn món này à” nữa! Khám phá ngay và luôn thực đơn món ngon Tết mọi miền thôi nào!
Ở miền Bắc, ngày Tết ăn gì?
Trong văn hóa ẩm thực của người miền Bắc, hình thức của những món ăn ngày Tết là rất quan trọng. Nhìn mâm cỗ Tết bạn cũng thấy ngay được sự công phu và cầu kỳ trong từng món, từng chi tiết bày trí. Thường mâm cơm Tết nhỏ sẽ có 4 đĩa và 4 bát tượng trưng cho tứ trụ, 4 phương 4 hướng còn những mâm cỗ lớn lại có 6 bát – 6 đĩa hoặc 8 bát – 8 đĩa, tượng trưng cho phát tài, phát lộc. Dù trải qua rất nhiều thời kỳ với những cải tiên, thay đổi nhưng ẩm thực Tết đất Bắc vẫn giữ đúng bản chất cổ truyền của dân tộc Việt Nam ta.
Điển hình là những món ngon ngày Tết dưới đây:
Bánh Chưng
Bánh chưng chắc chắn sẽ không thể thiếu trong ẩm thực Tết miền Bắc do món này vô cùng đặc trưng cho văn hóa ẩm thực Việt Nam. Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất, dâng cúng trên bàn thờ tiên tổ như một sự biết ơn và tỏ lòng thành kính đến thế hệ cha ông, những người đã có công dựng nước.
Không chỉ là món ăn xuất hiện trong các mâm cỗ đãi khách ngày Tết, bánh chưng còn được xem là một trong những món quà Tết ý nghĩa dành tặng người thân hay bạn bè.
Xôi gấc
Theo quan niệm từ xa xưa, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, cho hạnh phúc lứa đôi. Đó cũng là lý do chúng ta thường thấy sự xuất hiện của đĩa xôi gấc đỏ rực trong các ngày lễ, ngày rằm, và đặc biệt là ngày Tết. Xôi gấc với vị dẻo của gạo nếp, vị béo ngậy của nươc cốt dừa và vị ngọt của đường thêm một chút rượu thoang thoảng chắc chắn sẽ khiến bạn khó quên.
Dưa hành – giúp bạn giải đáp ngày Tết ăn gì đỡ ngán?
“Thịt mỡ – dưa hành – câu đối đỏ – Câu nêu – tràng pháo – bánh chưng xanh”. Dưa hành với bánh chưng xanh là một “cặp đôi” không thể chia rẽ trong ngày Tết ở miền Bắc, mang quan niệm ngũ hành tương khắc. Không chỉ với bánh chưng, món dưa hành còn thường được ăn kèm với nhiều món ngon khác, điển hình là thịt đông, thịt luộc, thịt kho tàu, … Hương vị thơm thơm và chua nhè nhẹ của món này sẽ giúp bạn ăn bớt ngấy, cải thiện hương vị ngày tết và giúp tiêu hóa hiệu quả.
Giò
Giò cũng nằm trong danh sách món ăn ngày Tết miền Bắc như một thứ không thể thiếu từ trước đến nay. Có rất nhiều loại giò trong dịp Tết ở miền Bắc: giò lụa, giò bò, giò thủ, giò mỡ, giò bì, … Giò được coi là một trong những nét đặc trưng của mâm cơm đoàn viên.
Thịt gà luộc
Gà luộc là một món gần như bất di bất dịch trong mỗi dịp Giao thừa đón chào đầu năm năm mới. Gà luộc cúng Giao thừa thể hiện ý nghĩa đủ đầy, thuận lợi và may mắn cho một năm mới. Không như khi cúng cần đặt cả con gà lên bàn thờ tổ tiên, gà sẽ được chặt thành từng miếng đều đặn và xếp lên đĩa thêm một chút lá chanh. Khi ăn chấm muối tiêu, canh ớt vừa thơm vừa ngon khó cưỡng.
>>>Nếu bạn kinh doanh chế biến, giết mổ gà vịt dịp Tết với số lượng lớn thì đừng quên các công cụ hỗ trợ đắc lực giúp chế biến gà luộc nhanh chóng – “cặp đôi vàng” trong làng kinh doanh chế biến gà – máy vặt lông gà vịt & nồi luộc gà nhé! Liên hệ ngay HOTLINE: 079.222.1234 để được tư vấn và đặt mua combo máy nhổ lông gà vịt + nồi nấu nước nhổ lông/ luộc gà giá TỐT NHẤT!
Nem rán
Món ăn ngày Tết miền Bắc không thể thiếu được nem rán. Đây là một trong những món không chỉ có trong ngày Tết mà còn xuất hiện thường xuyên trong các dịp đặc biệt lễ tết khác. Được đánh giá là “quốc hồn quốc túy” của dân ta. Sự giòn tan và màu vàng ươm của bánh đa nem khi chiên rán, mùi thơm ngon của tổ hợp nguyên liệu thịt lợn băm, trứng, mộc nhĩ, miến, hành khô, muối và gia vị… Nước chấm nem rán mặn, ngọt, chua, cay. Tất cả như hòa quyện kích thích mọi vị giác của thực khách.
Ngày Tết miền Trung ăn gì?
Cũng giống với miền Bắc, không khí Tết xuân ngập tràn với sắc đào, bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành, … Tết miền Trung cũng náo nức đón xuân với sắc mai vàng, bánh tét, thịt giấm, nem chua, …
Bánh tét
Bánh tét là một trong số bộ sưu tập các món ngon đặc trưng của miền Trung trong ngày Tết. Nếu miền Bắc là bánh chưng thì miền Trung là bánh tét. Loại bánh này được làm không chỉ cho ngày Tết mà những ngày thường cũng có. Đặc biệt, món bánh tét này còn rất đa dạng bởi bánh có thể làm theo nhiều kích thước to nhỏ, kiểu dáng dài ngắn, hay nhân bánh cũng được làm từ các nguyên liệu khác nhau, …
Ngày Tết ăn gì: Nem chua
Bạn đã nghe đến danh “nem chua Thanh Hóa”? Món này cũng rất đặc trưng trong dịp Tết. Thường mọi người sử dụng nó để làm quà biếu vừa thơm ngon, vừa ý nghĩa. Trong thành phần nguyên liệu của nem chua không thể thiếu thịt lợn lên men bằng lá đinh lăng, tỏi, ớt, lá sung/ lá ổi … Thưởng thức hương vị chua cay của món này sẽ khiến bạn không thể kiềm lại được.
Dưa món
Dưa món – Một cái tên khá lạ mà nhìn ảnh ai cũng biết là món gì. Dưa món còn được gọi theo những cái tên khác như dưa góp, củ cải ngâm nước mắm, … Món ăn ngày tết miền Trung này đi đôi với bánh tét cực hợp. Bởi hương vị mặn của dưa món cộng hưởng với vị nhạt của bánh tét tạo nên combo không thể chối từ.
Tôm chua
Một món chua nữa đặc trưng hương vị chua cay mặn mòi của ngày Tết miền Trung – tôm chua. Thực chất, đây là món ăn nổi tiếng của Huế. Và cũng là món ngon để bổ sung vào thực đơn ngày Tết miền Trung. Tôm chua ăn với thịt luộc, ăn bún, quấn gỏi, … đều cực kỳ hấp dẫn.
Chả bò – Ngày Tết ăn gì ngon?
Món này quá ư là quen thuộc với người dân Đà Nẵng trong mỗi dịp Tết. Không chỉ trong ngày Tết, khi đến với ẩm thực miền Trung bạn sẽ thấy sự xuất hiện của chả bò trên mỗi tô bún, mỗi bữa ăn, … trong các dịp cỗ bàn, đám xá, … Đây thực sự là món ngon không thể thiếu của miền Trung ngày Tết.
Thịt ngâm mắm
Đây là món ăn ngày Tết miền Trung rất đặc trưng. Tuy nhiên, không mặn mòi như dưa món, thịt heo ngâm nước mắm có hương vị hơi mặn cũng hơi ngọt, ăn rất lạ miệng nếu bạn mới thưởng thức nó lần đầu. Nước mắm nồng đậm và thịt heo thơm ngon hòa quyện với nhau chắc chắn sẽ khiến bạn khó quên.
Thực đơn món ăn ngon ngày tết miền Nam
Miền Nam được biết tới là một vùng rất phát triển ở Việt Nam, có sự du nhập văn hóa từ nhiều nơi nên ẩm thực Tết nơi đây cũng rất đa dạng và khác lạ.
Thịt kho nước dừa – trả lời câu hỏi ở miền Nam Ngày Tết ăn gì?
Thịt kho nước dừa là một trong những món ăn ngày Tết nổi tiếng ở miền Nam. Món ăn nổi tiếng Sài thành này còn có nhiều tên gọi khác nhau như thịt kho riệu, thịt kho hột vịt, … Những ngày giáp Tết, ngoài “cách mạng” bánh tét thì thịt kho nước dừa cũng là một trong những trào lưu rất hót ở miền Nam Bộ. Hấp dẫn, dễ ăn và ngon miệng là những mỹ ngữ dùng để miêu tả về món ăn này.
Củ kiệu tôm khô
Củ kiệu hay còn gọi là củ hành ở miền Bắc. Trong mâm cỗ ngày Tết của miền Nam thì món ăn này chắc chắn không thể thiếu được. Món ăn này không chỉ được ăn riêng lẻ. Sự kết hợp của nó cùng tôm khô tạo nên hương vị rất quyến rũ, chua chua ngọt ngọt, ngon không tả.
Bánh tét
Nhắc tới thực đơn ngày Tết, người miền Bắc có bánh chưng thì người miền Nam lại có bánh tét. Ý nghĩa của món bánh tét cũng giống với bánh chưng, là một món ăn gửi gắm những giá trị tinh thần, niềm hy vọng của người miền Nam về sự ấm no và sung túc trong năm mới. Có rất nhiều loại bánh tét mà người miền Nam ăn và dịp tết nhưng phổ biến hơn cả là 02 loại: bánh tét chay và bánh tét mặn. Bên cạnh đó, bánh tét lá dứa, bánh tét lá cẩm, bánh tét gấc, … cũng là những loại bánh tét cực kì thơm ngon và hấp dẫn.
Canh khổ qua nhồi thịt
Khổ qua nhồi thịt mang đến ý nghĩa đặc biệt khiến món ăn này cũng được liệt vào danh sách những món không thể bỏ qua trong ẩm thực Tết của miền Nam. Ý nghĩa của món này là mọi chuyện “khổ” đều đã “qua”, sang năm mới không còn những điều không may mắn nữa, những gì an lành và hạnh phúc sẽ đến. Không chỉ ý nghĩa, mà canh khổ qua nhồi thịt còn nằm trong danh sách món ngon ngày Tết bởi sự hòa quyện đặc biệt đến từ vị ngọt của thịt băm, giòn sật của mộc nhĩ và vị đắng nhẹ của khổ qua.
Ngày Tết ăn gì đỡ chán? – Dưa giá
Dưa giá không chỉ phổ biến trong những bữa ăn hàng ngày của người miền Nam mà nó còn xuất hiện trong ẩm thực ngày Tết miền Nam. Nó mang đến một sự bắt mắt và đa dạng hơn cho mâm cơm ngày Tết.
Lạp xưởng
Miền Nam nổi tiếng với món lạp xưởng. Món này vừa được làm để ăn trong gia đình ngày Tết, vừa dùng để đãi khách ghé thăm nhà như một món quà đầu năm đầy ý nghĩa. Ở miền Nam, bạn có thể thấy rất nhiều loại lạp xưởng như loại tươi/ khô, tôm, cá, … rất dễ ăn. Khi kết hợp với các món ăn ngày Tết miền Nam khác cho ra một món ăn hoàn toàn mới mang hương vị đặc trưng của miền Nam.
Hy vọng rằng qua bài viết Ngày tết ăn gì? Tết đến Xuân sang ăn gì cho đỡ ngán? trên đây bạn sẽ biết thêm được những món ăn tuyệt vời cho ngày Tết, không bị ngây ngán khi thưởng thức các món ăn dầu mỡ ngày Tết. SHARE ngay với người thân và bạn bè để biết năm mới ngày Tết ăn gì nhé!