Skip to main content
Banner-top-pc top-mobile

Cách làm vịt quay Lạng Sơn chính hiệu, thơm ngon cực dễ

Trong rất nhiều cách làm vịt quay Lạng Sơn bạn đã thử đâu sẽ là “chân ái” giúp bạn có được món ngon chính hiệu? Đâu sẽ là công thức đem lại hương vị thơm ngon tuyệt hảo cho thực khách chưa có cơ hội đặt chân tới tận nơi vùng núi Lạng Sơn? Hãy cùng Máy vặt lông gà Nguyên Khôi khám phá ngay!

Vịt quay Lạng Sơn thơm ngon chính hiệu
Vịt quay Lạng Sơn thơm ngon chính hiệu

Hướng dẫn cách làm vịt quay Lạng Sơn chi tiết nhất

Với một món đặc sản như vịt quay Lạng Sơn, việc làm ra được hương vị chuẩn nhất không phải khó cũng không quá dễ dàng. Mặc dù chế biến món ngon từ vịt này dễ dàng nhưng lại có khá nhiều công đoạn khiến người đầu bếp sẽ cảm thấy có chút cầu kỳ và phức tạp hơn các món ăn khác.

Bỏ túi ngay công thức làm sau để có được món vịt quay Lạng Sơn thứ thiệt nhé!

Chuẩn bị nguyên liệu

Chuẩn bị nguyên liệu làm vịt quay Lạng Sơn
Chuẩn bị nguyên liệu làm vịt quay Lạng Sơn
  • Vịt: nguyên con tầm 1 – 1,5kg
  • Lá móc mật tươi: 10 gram
  • Quả móc mật khô: 10 gram
  • Hành khô: 03 củ
  • Giấm: 03 thìa nhỏ
  • Gừng: 01 củ
  • Sả: 02 nhánh
  • Dầu mè: 02 thìa nhỏ
  • Nước tương (Xì dầu): 04 thìa nhỏ
  • Đậu phụ nhí hoặc chao: 01 miếng (nếu có)
  • Mật ong hoặc đường mạch nha: 100 ml
  • Gia vị thông dụng: Muối, hạt nêm, bột ngọt, đường, …

Cách làm vịt quay Lạng Sơn

Các bước thực hiện để có món vịt quay chuẩn vị Lạng Sơn:

Bước 1: Sơ chế thịt vịt

Sơ chế thịt vịt
Sơ chế thịt vịt
  • Vịt sau khi được cắt tiết ở cổ, vặt lông và loại bỏ nội tạng với một lỗ nhỏ phần bụng dưới thì rửa qua với rượu cho bớt hôi. Lưu ý để xương vịt không bị gãy.
  • Xát muối ở vết cắt tiết vịt để sát khuẩn, đảm bảo vệ sinh.

Bước 2: Làm gia vị tẩm ướp

Làm gia vị ướp vịt quay
Gia vị ướp vịt quay
  • Rửa sạch các loại gia vị được chuẩn bị để ướp vịt.
  • Hành khô thì thái mỏng và phi thơm.
  • Đập dập tỏi, gừng, sả và băm nhỏ.
  • Quả móc mật xay nhuyễn thành bột.
  • Cho tất cả các gia vị trên vào nồi và chế khoảng 100ml nước vào cùng. Đun sôi hỗn hợp lên để dần cô đặc lại.
  • Tiếp đến, cho thêm 02 thìa nhỏ dầu mè và 01 thìa nhỏ nước tương vào rồi nêm nếm muối, đường và các gia vị khác cho vừa miệng.

Bước 3: Ướp vịt

Nhồi nước nhân vào bụng vịt
Nhồi nước nhân vào bụng vịt
  • Nhồi gia vị tẩm ướp ở trên và lá móc mật vào bụng vịt và lắc đều cả con vịt cho gia vị ngấm đều bên trong bụng vịt.
  • Tiếp đến, dùng que inox hay tăm tre xiên dài khoảng 15cm để khâu chặt lỗ ở phần bụng vịt. Sau đó dùng dây để buộc chặt phần miệng khâu.

Lưu ý:

  • Mỗi nơi sẽ có khẩu vị khác biệt, vì thế khi làm gia vị ướp vịt bạn cũng không nên áp dụng máy móc quá. Có thể thêm bớt gia vị hay thay thế lá móc mật và quả móc mật bằng quế/ hồi để phù hợp hơn với khẩu vị.
  • Không nên sử dụng các gia vị nêm nếm sẵn vì mùi và hương vị không được thơm ngon bằng tự làm.

Bước 4: Bơm vịt

Bơm vịt
Bơm vịt
  • Dùng máy bơm tự động hoặc bơm tay thủ công để thực hiện công đoạn bước bơm vịt này.
  • Luồn ống bơm vào từ vết cắt tiết ở cổ vịt cho đến hết cổ vịt là được. Tiếp đến dùng tay bóp chặt ở cổ vịt rồi thực hiện bơm khí từ từ vào con vịt.
  • Nếu thấy cánh vịt căng lên thì dừng bơm và kéo ống bơm ra nhanh chóng để tránh lọt khí ra ngoài đồng thời buộc chặt cổ vịt lại bằng dây.

Lưu ý: Việc bơm vịt này sẽ giúp da và thịt vịt tách rời mà không mất an toàn vệ sinh đồng thời giúp quá trình quay vịt diễn ra thuận lợi hơn, đảm bảo da vịt được giòn đều và cả con vịt căng tròn đẹp mắt hơn.

Bước 5: Chần vịt

Chần vịt
Chần vịt
  • Chần vịt qua nồi nước sôi tầm 70o
  • Nhúng đều con vịt chỉ 1 – 2 giây là lấy ra vì chần quá lâu sẽ khiến mỡ vịt chảy ra, khi làm màu sẽ không ngấm, màu sẽ không đẹp và đều được như mong muốn.

Bước 6: Tạo màu vịt

Làm màu cho vịt quay
Làm màu cho vịt quay
  • Đun sôi nước và bỏ thêm 100 ml mật ong hoặc đường mạch nha vào.
  • Tiếp đến, cho thêm 02 thìa nhỏ giấm + 02 thìa nhỏ nước tương + vài lát gừng.
  • Nêm nếm thêm một chút muối để vị đậm đà hơn.
  • Đun hỗn hợp cho sôi và sệt lại để giúp vịt bám màu tốt hơn.
  • Lấy muỗng rưới hỗn hợp màu lên toàn bộ thân vịt. Làm kỹ càng để khi vịt quay lên sẽ có màu hấp dẫn hơn.

Bước 7: Phơi vịt

Phơi vịt khô ráo trước khi quay
Phơi vịt khô ráo trước khi quay
  • Sau khi tạo màu, bạn lấy móc chuyên dụng hay dây buộc để buộc phần cánh và cổ vịt tương tự như hình minh họa ở trên và treo lên cho đến khi vịt khô.
  • Kết hợp dùng quạt để vịt khô nhanh hơn mà không bị tác động của môi trường làm ảnh hưởng đến chất lượng thịt vịt.
  • Khoảng 4 – 6 tiếng sau phơi khô thì lấy giấy để thấm thử da vịt, nếu dính thì phơi tiếp, còn không dính nữa thì bước phơi vịt đã hoàn tất. Lúc này da vịt sẽ săn lại và có màu hơi nâu.

Lưu ý:

  • Việc móc trực tiếp vào da vịt sẽ khiến hơi bơm vào lúc trước mất đi nên tốt nhất bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn trên.
  • Phơi khô ráo trước khi quay sẽ khiến màu và gia vị thấm đều vào thịt vịt, thành phẩm sau quay sẽ đẹp mắt và chuẩn vị hơn.

Bước 8: Quay vịt

Nướng vịt quay Lạng Sơn
Nướng vịt quay Lạng Sơn bằng lu than hoa

Tiến hành quay vịt theo 2 khâu chính:

  1. Làm chín vịt
  • Mồi than hoa tầm 5 phút cho than nóng đỏ và không còn bốc khói.
  • Móc từng con vịt vào giá treo sao cho khoảng cách giữa chúng tầm 3 – 5 cm.
  • Đảm bảo nhiệt độ lu quay tầm 100 – 120 độ C trong 35 – 40 phút để thịt vịt chín đều từ trong ra ngoài.
  1. Làm màu và tạo độ giòn cho da vịt
  • Sau khoảng 35 – 40 phút thì tăng nhiệt độ lu nướng lên 200 – 250 độ C và tiếp tục nướng vịt trong 10 – 15 phút nữa.
  • Căn chỉnh nhiệt ở khâu này sao cho nhiệt độ không gây cháy phần da vịt.
  • Khi da vịt vàng óng, bóng đẹp màu cánh gián thì bạn lấy vịt ra khỏi lò để hoàn tất bước nướng vịt quay Lạng Sơn.

Lưu ý:

  • Bước quay vịt rất quan trọng, bạn cần điều chỉnh nhiệt độ phù hợp và lật các mặt của vịt để đảm bảo vịt chín đều. Không cần canh nhiệt kỹ ở khâu 1 vì thế không nên mở nắp lu quay nhiều lần, tránh nhiệt thất thoát nhiều.
  • Nên dùng lu quay vịt bằng than hoa để chất lượng thành phẩm thơm ngon nhất, mất tầm 40 – 60 phút là xong.
  • Nếu nướng vịt bằng lò nướng bánh xích xe thì sẽ mất thời gian dài hơn, từ 60 – 80 phút.

Hướng dẫn cách làm nước chấm vịt quay Lạng Sơn đậm đà, tròn vị

Nước chấm vịt quay Lạng Sơn
Nước chấm vịt quay Lạng Sơn

Để món vịt quay đậm đà hương vị và thơm ngon nhất thì nước chấm là thứ không thể thiếu. Công thức pha nước chấm rất đơn giản với các bước sau:

  • Bước 1 – Sơ chế gia vị: Rửa sạch lá móc mật tươi và để ráo. Bóc sạch vỏ hành và tỏi khô rồi băm nhỏ.
  • Bước 2 – Nấu nước sốt chấm vịt quay: Phi thơm vàng hành tỏi băm trên chảo. Hòa tan bột năng vào nước lọc rồi đổ nước bột năng vào chảo hành tỏi đã phi. Thêm nước tương vào chảo cho vừa đủ và đun sôi hỗn hợp trong chảo lên. Khi hỗn hợp sôi và đặc sánh thì cho lá móc mật lên và nhanh chóng đổ mỡ vịt vào rồi khuấy đều. Sau cùng tắt bếp.
  • Bước 3 – Nêm nếm cho hợp khẩu vị: Cho thêm bột ngọt, hạt tiêu hoặc muối đường vào và nêm nếm để nước chấm hợp khẩu vị. Có thể cho thêm chút ớt để tăng thêm độ cay kích thích vị giác hơn nếu muốn. Như vậy là bạn đã có được món nước chấm siêu đỉnh cho món vịt quay Lạng Sơn.

Bí quyết làm vịt quay Lạng Sơn ngon chuẩn vị, ai cũng mê

Ngoài việc áp dụng các công thức chế biến ở trên, bạn cũng nên bỏ túi những mẹo, những bí kíp giúp món ngon tròn vị sau:

Lựa chọn nguyên liệu tươi ngon cho món vịt quay

Chọn thịt vịt tươi ngon
Chọn thịt vịt tươi ngon
  • Chọn vịt sống loại vịt đực trưởng thành, dễ vặt lông, không có chấm đỏ hay nốt thâm đen dưới cánh.
  • Nếu muốn làm vịt quay Lạng Sơn ngon để bán thì đừng quên sắm ngay máy vặt lông vịt để vặt số lượng vịt lớn trong thời gian nhanh nhất, vừa tiết kiệm thời gian công sức sơ chế vịt, vừa đảm bảo chất lượng thành phẩm thơm ngon, không dập mỏ, gãy chân, gãy xương, gãy cánh, trầy xước da, … Liên hệ HOTLINE: 079.222.1234 để được chuyên viên tư vấn và chọn mua loại máy nhổ lông vịt gà phù hợp nhất nhé!

Chú ý đến công đoạn làm gia vị ướp vịt

  • Chuẩn bị đầy đủ các loại gia vị làm hỗn hợp ướp vịt.
  • Trộn gia vị theo tỷ lệ thích hợp để có được hương vị tốt nhất cho vịt quay Lạng Sơn.

Mẹo khử mùi hôi vịt siêu sạch và an toàn

Khử mùi hôi tanh của vịt
Khử mùi hôi tanh của vịt

Làm thịt vịt hết mùi hôi trước khi chế biến cũng rất quan trọng vởi nó quyết định đến hương vị của món. Dù bạn ướp gia vị thơm ngon đến mấy thì nếu không khử mùi hôi tanh đặc trưng của vịt cũng khiến vịt quay Lạng Sơn bị mất đi hương vị nên có.

Mách bạn 03 mẹo khử mùi hôi vịt đơn giản:

  • Mẹo 1 – Rượu + gừng: Đập dập gừng rồi hòa cùng rượu để xát lên thân vịt sau khi làm sạch vịt. Tiếp đến rửa sạch vịt với nước nhiều lần đảm bảo mùi hôi sẽ biến mất nhanh chóng.
  • Mẹo 2 – Chanh: Cắt lát chanh và xát trực tiếp lên thân vịt nhiều lần rồi rửa sạch lại với nước.
  • Mẹo 3 – Giấm + muối: Hòa muối vào giấm sao cho phần muối vẫn giữ được dạng hạt tinh thể và xát hỗn hợp lên toàn bộ trong và ngoài con vịt nhiều lần. Rửa lại bằng nước sạch là mùi hôi tanh của vịt sẽ hết hoàn toàn.

Và đừng quên cắt bỏ phần tuyến hôi phía trên phao câu vịt nữa nhé!

Với những bí quyết cùng cách làm vịt quay Lạng Sơn thơm ngon, chuẩn vị ở trên chắc chắn một người không quen vào bếp cũng có thể chế biến món này thành công. Hãy trổ tài nấu nướng của mình ngay và luôn nhé!

Có thể bạn quan tâm
Đăng ký tư vấn nhanh

Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn

Ý kiến của bạn
GỬI Bình luận
Nhập thông tin của bạn
GỬI Ý KIẾN THÀNH CÔNG
Inox quang huy đã nhận được ý kiến của bạn. Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn !
Bài viết liên quan
Tư vấn nhanh