Vịt nấu chao miền Bắc đem đến cho người dùng hương vị rất đặc trưng. Nó là một món ăn tuyệt vời để chiêu đãi khách khứa hay tạo ra một món mới trong thực đơn quán vịt khiến nhiều thực khách yêu thích. Thịt vịt chín mềm cùng hương vị béo ngậy và thơm ngon đến từ các nguyên liệu làm nên món này khiến nó trở nên hấp dẫn và độc đáo.
Để hiểu hơn về món ngon kiểu Bắc, sự đặc trưng và công thức nấu vịt nấu chao miền Bắc, cùng Nguyên Khôi khám phá ngay những thông tin dưới đây:
Đặc trưng của vịt nấu chao miền Bắc
Nói đến món vịt nấu chao, phiên bản gốc của nó là đặc sản miền Tây sông nước nói chung hay đặc sản của xứ gạo trắng nước trong – Cần Thơ nói riêng. Du nhập về đất Bắc, món ăn này có nhiều biến tấu khi thịt vịt không cứ là thịt vịt xiêm (ngan) hay khoai không nhất thiết phải là khoai môn sáp. Có thể thay thế các nguyên liệu linh động hơn nhưng độ ngon và bổ dưỡng cũng không kém cạnh so với món vịt nấu chao Cần Thơ (đặc trưng của vịt nấu chao miền Tây).
Bạn vẫn có thể thưởng thức món vịt nấu chao thơm ngon, béo bùi, hương vị đậm đà cùng thứ nước chấm làm từ chao chua chua ngọt ngọt. Không chỉ ngon miệng ở hương vị mà còn ngon mắt bởi màu sắc. Chắc chắn ai đã thử qua một lần sẽ nhớ mãi không quên.
Cách làm vịt nấu chao miền Bắc ngon, chuẩn vị
Có được hương vị chuẩn chỉnh nhất của món ngon thì cần hội tụ đủ những nguyên liệu, hương liệu và gia vị hòa quyện thành một thể. Tuy nhiên, không vì thế mà món ăn này trở nên phức tạp trong các công đoạn chế biến. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện làm món thành công chỉ với những bước làm đơn giản như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Vịt: 1 con tầm 1,2 – 1,5kg
- Chao: nửa lọ cỡ vừa
- Hành tím: 01 củ
- Tỏi: 01 củ
- Gừng: 01 củ
- Ớt: 02 – 03 quả
- Khoai môn: nửa kg
- Nước dừa/ nước lọc: 02 lít
- Rượu: vừa đủ
- Bún tươi, rau muống, rau cải, mồng tơi, rau sống, … (tùy thích)
- Gia vị thông dụng: dầu ăn, mắm, muối, đường, bột ngọt, hạt nêm, …
Sơ chế nguyên liệu
- Tẩy rửa, khử sạch mùi hôi tanh của thịt vịt bằng gừng, muối và rượu. Xát hỗn hợp này lên toàn thân vịt sao cho các nguyên liệu bao phủ đều. Rửa sạch lại bằng nước nhiều lần và để ráo. Sau đó chặt nhỏ thịt vịt để vừa ăn.
- Bóc vỏ hành tỏi, gừng và rửa sạch, băm nhuyễn. Ớt đem rửa sạch và băm nhuyễn.
- Làm hỗn hợp gia vị và chao ướp vịt với công thức: hành, tỏi, ớt và gừng băm + chao + nước chao (giữ lại 1 chút để làm nước chấm) + bột nêm + nước mắm + đường vừa đủ. Ướp thịt vịt trong khoảng 1 – 2 tiếng để gia vị ngấm đều vào thịt vịt.
- Gọt vỏ khoai môn và cắt thành các miếng vừa ăn. Ngâm luôn những miếng khoai môn vào nước muối loãng để loại bỏ nhựa giúp khi ăn không bị ngứa miệng. Khoảng 5 – 10 phút thì vớt ra và để ráo nước.
Chiên khoai môn
- Bắc chảo lên bếp ở lửa vừa để chảo nóng lên trước rồi cho một chút dầu ăn vào.
- Khi dầu ăn đã sôi liu riu thì đem khoai đã sơ chế bỏ vào chiên đều các mặt.
- Khi các mặt của miếng khoai chuyển vàng đều thì vớt ra đĩa sao cho ráo dầu.
Nấu vịt nấu chao miền Bắc chuẩn vị ngon
- Phi thơm hành tỏi, tiếp đến cho vịt vào xào cho săn lại.
- Thêm nước dừa hoặc nước lọc (tùy khẩu vị) vào và nấu liu riu tiếp khoảng 30 – 40 phút. Lúc này thịt vịt đã chín mềm. Bỏ tiếp khoai môn vào và nấu thêm 5 – 10 phút nữa là được. Nêm nếm gia vị và bỏ thêm chao cho đậm đà rồi tắt bếp.
- Có thể thêm ít dầu màu điều để món ăn có màu sắc rực rỡ hơn.
- Có thể nấu lâu chút để khoai bung ra nếu muốn vị nước dùng béo bùi vị khoai môn.
- Vắt chút nước cốt chanh để nước lèo không bị gắt và thanh ngọt hơn.
Làm nước chấm món vịt nấu chao
Trong lúc đợi vịt nấu chao chín thì bạn có thể tranh thủ làm nước chấm vịt nấu chao. Công thức pha nước chấm cực đỉnh cho món vịt nấu chao miền Bắc như sau:
- Phi thơm hành, tỏi và sả băm trên chảo với một chút dầu ăn để hành, tỏi và sả đỡ cháy.
- Tán nhuyễn chao và cho vào chảo và thêm nước lọc để nấu.
- Khoảng 1 – 2 phút sau thì đổ thêm nước dừa, đường và bột ngọt mỗi thứ một chút. Nêm nếm gia vị cho hợp miệng và đổ nước chấm ra bát nhỏ.
- Cho ớt băm/ sa tế cùng chút nước cốt chanh vào và trộn đều và nêm nếm lại lần nữa.
Bày trí và thưởng thức vịt nấu chao đất Bắc
Múc vịt ra tô để ăn giống dạng canh/ súp. Hoặc đổ thêm nước lọc và đun để làm lẩu nhúng rau, bún, mì, … Đều ngon cả! Đúng như đã giới thiệu, hương vị thơm ngon và bổ dưỡng từ thịt vịt, chao cùng các nguyên liệu khác sẽ khiến bạn phải ngây ngất khi thưởng thức!
Lưu ý khi chọn nguyên liệu làm vịt ướp chao chuẩn miền Bắc
Món vịt nấu chao miền Bắc sẽ thực sự hấp dẫn hơn khi các nguyên liệu làm nên món này tươi ngon và chất lượng nhất. Dưới đây là một số mẹo chọn mua nguyên liệu tốt nhất để làm vịt nấu chao:
Đúng chuẩn nguyên liệu thịt vịt nấu chao đến từ vịt xiêm (một loại ngan với lớp thịt chắc và ít mỡ). Tuy nhiên, thường ở miền Bắc thì vịt cỏ sẽ phổ biến hơn. Bạn có thể tận dụng vịt cỏ để làm món, nhưng cần chú ý:
- Vịt cỏ chọn loại trưởng thành, ít lông tơ, lông măng khó nhổ.
- Bắt chéo 2 cánh vịt vào nhau thấy vừa đủ là vịt ngon.
- Lông vịt phải mượt mà, vạch ra bên trong không thấy lông măng.
Nếu bạn bán quán thì nên chọn mua vịt sống để tiết kiệm tiền và chủ động hơn trong nguồn nguyên liệu tươi ngon nhất làm vịt nấu cao. Giết mổ xong là chế biến món ăn luôn. Bạn có thể dùng máy vặt lông gà vịt để làm sạch lông vịt nhanh chóng với hiệu suất cao. Giải pháp này sẽ tối ưu thời gian và tiền bạc cho các cơ sở kinh doanh thịt vịt. Liên hệ ngay HOTLINE: 079.222.1234 để được tư vấn chọn mua máy nhổ lông vịt tốt nhất, giá siêu ưu đãi hiện nay.
- Chọn những củ khoai có kích cỡ vừa bằng quả trứng gà.
- Vỏ ngoài khoai sần sùi và nhiều lông.
- Không xuất hiện nấm mốc và vết đốm trên củ khoai.
- Cầm khoai lên thấy nhẹ tay là được. Vì những củ nặng tay sẽ nhiều nước, khi nấu không bùi bở mà sượng, ăn không ngon.
- Chao có mùi thơm đặc trưng, không quá nồng.
- Phần cái nổi trên phần nước chao.
- Nên chọn chao đỏ vì loại này có màu sắc hấp dẫn hơn so với chao trắng tuy mùi vị của chúng tương đồng.
Trên đây là hướng dẫn cách nấu vịt ướp chao miền Bắc chuẩn ngon không thể chối từ mà Quang Huy muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với công thức, bí quyết trên đây, bạn có thể thực hiện làm món vịt nấu chao miền Bắc thành công, hấp dẫn nhiều thực khách nhất!